Test Case là gì?
Tại sao lại sử dụng Test Case?
Quy trình kiểm thử phần mềm
Sử dụng những input-output nào cho test case?
Test Case là gì?
- Test Cases là 1 tập hợp các trường hợp điều kiện theo đó mà Tester có thể dựa vào nó để xác định liệu 1 ứng dụng, hệ thống phần mềm hoặc là 1 trong các tính năng của nó có hoạt động như mong muốn cần làm hay không?
- Các cơ chế để xác định liệu một chương trình phần mềm hoặc hệ thống đã được thông qua hay không, một trường hợp kiểm thử (1 case) được biết đến như một định hướng kiểm thử ( nghĩa là bạn cần phải xác định được trường các trường hợp có thể xảy ra).
Tại sao lại sử dụng test case?
- Test case là rất quan trọng trong bất kỳ dự án nào vì đây là bước đầu tiên trong quá trình test và nếu có gì đó sai sót ở bước này sẽ kéo theo hệ quả ở các giai đoạn tiếp theo trong vòng đời test.
- Một tester luôn phải biết dữ liệu nào cần thực hiện test, thứ tự test đây là điều kiện quyết định cho việc test
- Test case liệt kê yêu cầu của khách hàng. Là việc quan trọng để xác định những thay đổi mà khách hàng mong muốn. Khi thay đổi một số chức năng của việc test nó cũng không thay đổi chức năng của phần mềm hay ứng dụng.
- Một bản test case bắt buộc phải có từng trạng thái riêng để người trưởng nhóm biết được chức năng nào của ứng dụng đã được test và chưa được test, những chức năng nào nhiều lỗi và ngược lại.
Quy trình kiểm thử phần mềm
Cấu trúc của 1 test case
Test Case ID : Giá trị cần để xác định số lượng trường hợp cần để kiểm thử.
Chức năng (Function): Dựa theo chức năng của hệ thống có thể chia nhở các functions ra để tạo TCs rõ ràng hơn. Ví dụ: Check form đăng nhập gmail được coi là 2 function lớn.
Test Data : Những dữ liệu cần chuẩn bị để test
Test Steps : Mô tả các bước thực hiện test
Expected results: Kết quả mong đợi từ các bước thực hiện trên
A result: Thông thường sẽ là pass, fail, và pending. Đây là kết quả thực tế khi thực hiện test theo test case trên môi trường của hệ thống
Comments : Cột này dùng để note lại screen shot, thông tin liên quan khi thực hiện test case.
Ngoài ra, có thể thêm 1 số cột như:Tester ( người thực hiện test), Execute Date ( ngày thực hiện test),…
Các nhóm chính của test case:
- GUI test case: Là tất cả các test case được thiết kế để kiểm tra giao diện.
- Positive test case: Là test case tích cực. Là những trường hợp nhập dữ liệu đúng, hợp lệ.
- Negative test case: Là những test case tiêu cực. Là những test case nhập dữ liệu sai, không hợp lệ.
- Combination test case: Là những Test case đc kết hợp cả 2 loại Positive Test case và Negative Test case: Bao gồm nhiều bước đúng/sai phức tạp và cuối cùng là bước đúng
Những bước quan trọng để bạn viết được một test case hiệu quả
- Đầu tiên, phải xác định được phạm vi và mục đích của việc test.
- Xác định những điểm có thể test, hiểu mục đích của việc test, bạn phải hiểu được nội dung requirement.
- Xác định được cách thực hiện test. Một file test case thường phải có: các chức năng cơ bản, giao diện trực quan, có khả năng chịu lỗi cao và hiệu năng của file test. Dựa vào yêu cầu của hệ thống để có hướng thiết kế file test case tốt.
File test case cần có những step test đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, các trường hợp thử nghiệm nên có giá trị, tóm tắt và ngắn, test case nên có sự liên kết, test case có thể bảo trì, chuẩn bị dữ liệu test. Dữ liệu test nên đa dạng ứng với các trường hợp kiểm thử. Các dữ liệu hợp lệ, không hợp lệ, data lỗi.
Các thành phần input-output của test case mà LabianLabs sử dụng:
Ví dụ: Test case kiểm thử màn hình đăng nhập:
Trên đây những gì các bạn cần biết về TEST CASE! Đừng ngần ngại tìm hiểu và trao dồi thêm thông tin nhé! Vì kiến thức là kho tàng quý báu nhất của nhân loại mà!
Nếu có bất kỳ thắc mắc và góp ý nào, hãy liên hệ với chúng tôi! Labian Labs!!
Comments are closed.