Việc học tập một môn học bất kì là quá trình chúng ta dành thời gian và sự tập trung của mình để thu nhận kiến thức của môn học đó qua sách vở, báo đài hoặc Internet,… Bất cứ ai cũng muốn tối ưu hóa thời gian và sự tập trung của mình trong việc học nhưng không phải ai ngay từ đầu đã tìm ra được một phương pháp học phù hợp cho bản thân.
Bạn không thể nhớ từ vựng …
Nếu đã hoặc đang là một người học, chắc hẳn đôi khi bạn sẽ cảm thấy việc học thật nhàm chán và áp lực vì lý do đơn giản và khó chịu như học trước quên sau. Đó là hiện tượng dễ gặp nhất khi học từ vựng của một ngôn ngữ khác, điển hình là tiếng Anh. Có người học hết một danh sách 50 từ vựng về du lịch trong một ngày và thở phào nhẹ nhõm vì tin là mình đã nhớ hết tất cả. Sang hôm sau, người đó lại chuyển sang một danh sách 50 từ vựng khác về khách sạn, nhà hàng. Cứ vậy, người đó tiếp tục học mỗi ngày 50 từ vựng của các chủ đề khác nhau để mong sớm có một công việc ngàn đô. Nhưng sau một tháng, khi cầm một tờ báo tiếng anh về du lịch lên đọc, lại chẳng nhớ nổi nghĩa một từ vựng về du lịch bất kì trong bài báo dù trông nó rất quen thuộc.
Dấu hiệu và hệ quả đó là hồi chuông cảnh báo rằng phương pháp học mà người đó lựa chọn đã sai – nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn và không ôn lại thứ đã học. Nhưng đừng lo, vì mọi vấn kiểu gì rồi cũng có cách giải quyết. Đó là khi một kỹ thuật học tập hữu ích có tên Spaced Repetition xuất hiện để giúp người học cứu vãn sự lãng quên, hay nói cách khác là giúp người học nhớ thật lâu những gì đã học được.
Kỹ thuật lặp lại ngắt quảng – Space Repetition
Từ năm 1880 đến 1885, Hermann Ebbinghaus đã thực hiện một nghiên cứu giới hạn và không đầy đủ với chính mình và công bố giả thuyết của ông vào năm 1885 với tên ber das Gedächtnis (sau này được dịch sang tiếng Anh là Ký ức: Một đóng góp cho Tâm lý học Thực nghiệm). Ebbinghaus đã nghiên cứu việc ghi nhớ các âm tiết vô nghĩa, chẳng hạn như “WID” và “ZOF” (CVC hoặc Consonant-Vowel-Conantant) bằng cách liên tục tự kiểm tra sau nhiều khoảng thời gian khác nhau và ghi lại kết quả. Ông đã vẽ những kết quả này trên một biểu đồ tạo ra cái gọi là “đường cong lãng quên”.
Như đồ thị “đường cong lãng quên” Hermann Ebbinghaus, nếu ôn lại kiến thức ngắt quãng theo thời gian sẽ giúp chúng ta nhớ tốt và lâu hơn so với việc chỉ học trong một buổi và không ôn lại sau đó. Như vậy có 2 vấn đề mà nhà tâm lý học đã đưa ra đó là não bộ của chúng ta quên thông tin một cách nhanh chóng và việc ôn lại thông tin ngắt quãng như trên sẽ giúp chúng ta đưa thông tin vào hệ thống trí nhớ dài hạn.
Bên cạnh đó, trong tâm lý học có một lý thuyết về trí nhớ và khả năng học tập gọi là “hiệu ứng khoảng cách” (spacing effect). Hiệu ứng khoảng cách hay hiệu ứng tâm lý ngắt quãng cho rằng chúng ta sẽ nhớ và học một vấn đề hiệu quả hơn nếu nghiên cứu lặp lại vấn đề đó một vài lần trong một khoảng thời gian dài.
“Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) của Hermann Ebbinghaus là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập để khai thác hiệu ứng tâm lý ngắt quãng (spacing effect), giúp cải thiện khả năng ghi nhớ cùng một khối lượng nội dung trong một khoảng thời gian trải dài.”
Mặc dù kỹ thuật này hữu dụng trong nhiều trường hợp nhưng nó thường được áp dụng khi muốn ghi nhớ một lượng lớn kiến thức. Vậy nên Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng thích hợp trong việc học ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là từ vựng.
Có thể bạn sẽ hiểu đơn giản cách để nhớ dài hạn những kiến thức đã học là thường xuyên lặp lại chúng. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tối ưu cách học chính là thời gian.
Hiển nhiên, chúng ta muốn học được nhiều kiến thức nhất có thể với thời gian và công sức bỏ ra càng ít càng tốt. Chúng ta muốn lặp lại kiến thức đủ thường xuyên để không quên bất kỳ thông tin nào nhưng cũng muốn xem lại ít kiến thức nhất có thể để không lãng phí thời gian quý báu. Chúng ta cần sự lặp lại xảy ra chính xác tại thời điểm mà ta còn nhớ thông tin trước khi nó bị lãng quên. Nếu khoảng cách lặp lại quá ngắn, bộ não của bạn vẫn còn lưu giữ thông tin và sẽ nhắc lại những thông tin ấy một cách bị động, những ghi nhớ này cũng không bền vững với thời gian. Nếu khoảng cách quá dài, bạn hầu như đã quên những thông tin này và sẽ tốn thêm thời gian để học lại chúng gần như hoàn toàn.
Vì vậy, trong giải pháp Lặp lại ngắt quãng, nhiệm vụ của thuật toán lặp lại ngắt quãng là xác định khoảng lặp lại tối ưu của một thông tin đã có sẵn (đã học). Việc xác định này một phần sẽ nhờ vào sự phân loại của chính người học bằng cách đánh giá kiến thức hoặc từ vựng đã học theo mức độ dễ, trung bình hoặc khó và đưa thẻ vào những mốc thời gian phù hợp để việc học đạt được kết quả tốt nhất.
Spaced Repetition, Leitner System và Công nghệ trong việc học từ vựng
Spaced Repetition
Spaced Repetition sẽ mãi tồn tại dưới hình thức lý thuyết nếu không ai đưa nó vào ứng dụng trong việc học và xem kết quả đem lại. Nhiều giáo sư, nhà tâm lý học đã ứng dụng kỹ thuật lặp lại ngắt quãng vào thực tế và chứng minh nó có hiệu quả nhưng đến năm 1973, Sebastian Leitner phát minh ra “hệ thống Leitner” và đưa kỹ thuật lặp lại ngắt quãng lên một tầm cao mới khi kết hợp nó cùng flashcard. Cũng từ đó mà flashcard hay thẻ mang thông tin (gồm 2 mặt: mặt trước là gợi ý và mặt sau là đáp án) được phổ biến rộng rãi vì được áp dụng trong “hệ thống Leitner” – hệ thống giúp ôn tập nhiều lần để đạt được các thành tích thông qua việc sử dụng flashcards.
Leitner System
Hệ thống Leitner có thể được xem như một hộp vật lý lưu trữ flashcard. Hộp có các ngăn được dán nhãn, ví dụ: 1 đến 5 (cũng có thể chọn nhiều ngăn hơn). Sau đó, bạn đặt từng flashcard của mình vào các ngăn thích hợp trong hộp này. Nếu là flashcard mới, bạn sẽ cần xếp nó vào ngăn đầu tiên, nơi bạn xem lại flashcard mỗi ngày. Những flashcard mà bạn biết rõ sẽ được xếp vào ngăn thứ hai. Flashcard trong ngăn thứ hai phải được ôn tập vào mỗi ngày thứ hai (second day). Những thẻ ở ngăn thứ 2 mà bạn đã hiểu rõ sẽ được chuyển đến ngăn thứ ba và cứ thế. Mỗi ngăn có một khoảng lặp lại khác nhau. Và flashcard bạn biết rõ được thăng lên ngăn tiếp theo. Trong trường hợp không thể trả lời đúng flashcard, bạn di chuyển nó trở lại ngăn đầu tiên nơi chu kỳ bắt đầu lại.
Với hệ thống này, bạn có thể chia các thẻ thành: đã nhớ, khó nhớ và không nhớ rõ. Từ đó, bạn sẽ ôn các thẻ mình còn mù mờ thường xuyên hơn.
Giờ đến với một vấn đề lớn hơn: Bạn phải lặp lại flashcard trong mỗi ngăn bao nhiêu lần?
Vấn đề của Leitner System
Rõ ràng hệ thống Leitner vẫn còn một vài vấn đề:
- Các ngăn nên có khoảng thời gian lặp thế nào? Ngăn thứ hai nên là 2 ngày hay 5 ngày? Còn ngăn thứ ba, thứ tư, thứ năm, v.v. thì sao? Bạn có thể tìm ra một giải pháp phù hợp với mình cùng rất nhiều lần thử nghiệm và sai sót.
- Lặp lại quá nhiều! Giả sử bạn bỏ một số thẻ từ ngăn thứ hai sang ngăn thứ ba với khoảng thời gian nghỉ lần lượt là 2 và 5 ngày. Bây giờ, vì bạn chỉ ôn ngăn thứ ba cứ sau 5 ngày nhưng lại có thể chuyển thẻ từ ngăn thứ hai vào ngăn thứ ba vào ngày 1, 3 và 5 nên thẻ ở ngăn thứ ba không thực sự có khoảng lặp là 5 ngày. Chắc chắn là một vài trong số chúng đúng thời gian nhưng hầu hết khoảng lặp nhỏ hơn 5 ngày, vì vậy bạn thực hiện nhiều lần lặp lại bổ sung và lãng phí thời gian của mình.
- Về nguyên tắc, mỗi flashcard nằm mở mỗi ngăn riêng nhưng chỉ vậy thôi là chưa đủ. Hệ thống Leitner không xét trước đây thẻ này đã được ghi nhớ thế nào (đã nhớ, khó nhớ hay chưa nhớ). Mỗi lần bạn trả lời sai các thẻ, các khoảng lặp tối ưu phù hợp cho mỗi thẻ cũng phải được điều chỉnh.
- Bạn phải chủ động quản lý vì phải theo dõi ngăn nào phải được lặp lại vào ngày nào.
- Nếu muốn sử dụng Hệ thống Leitner với flashcard làm bằng tay, bạn cũng sẽ gặp một vấn đề khác: hệ thống này có thể dễ dàng sử dụng cho vài trăm thẻ flashcard, tuy nhiên mọi thứ trở nên khá lộn xộn nếu bạn có hàng ngàn hoặc hàng chục nghìn flashcard.
Để dành ít thời gian nhất có thể cho việc học và lặp lại, chúng ta phải gán cho mỗi flashcard lịch trình lặp lại của riêng mình. Hệ thống Leitner không nắm bắt được điều này một cách dễ dàng vì nó chỉ có 5 (hoặc có thể thêm một vài) ngăn cố định có sẵn.
Công nghệ trong việc học từ vựng
Đây là lúc mà máy tính và công nghệ phát huy sức mạnh. Sự kết hợp của spaced repetition, flashcards và máy tính dẫn đến cách học tối ưu nhất. Máy tính quản lý và tính toán cho từng thẻ riêng lẻ khoảng thời gian lặp lại tối ưu dựa trên việc thẻ này đã được học như thế nào trước đó. Không còn các ngăn cứng nhắc như trong Hệ thống Leitner, không còn phải canh thời gian lặp sao cho chính xác. Phần mềm lặp lại cách quãng (Spaced Repetition Software – SRS) tăng hiệu quả học tập flashcard với các thuật toán lặp lại ngắt quãng thích ứng tinh vi, theo dõi hành vi lặp lại của bạn với từng flashcard trong cơ sở dữ liệu.
Tổng kết
Trong thời đại công nghệ số, nhiều ứng dụng học tập, đặc biệt là tiếng Anh, có tích hợp kỹ thuật lặp lại ngắt quãng và hệ thống Leitner. Nhờ vậy mà việc học spaced repetition flashcard lại càng thuận tiện và thông minh hơn nữa. Các ứng dụng miễn phí được hàng triệu người sử dụng là Anki, SuperMemo, eJOY, Doulingo, Quizlet,… đều áp dụng kỹ thuật học tập này để giúp người học ghi nhớ được một khối lượng từ vựng lớn theo cách tối ưu nhất hiện nay.
Với mục tiêu cung cấp cho người học những ứng dụng học tập hữu ích và thuận tiện, hiện Labian Labs cũng có những sản phẩm hướng tới tích hợp phương pháp spaced repetition vào các ứng dụng được phát triển tại công ty.
Nếu đang gặp khó khăn trong việc học hoặc đang tìm một cách học khác tiết kiệm thời gian và công sức, hãy sử dụng các ứng dụng học thông minh trên và đảm bảo bạn sẽ không thất vọng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào về kỹ thuật lặp lại ngắt quãng spaced repetition, hãy để lại bình luận bên dưới. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng được biết về một phương pháp học tập hiệu quả nhé!
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink
Permalink